fbpx
so-hong-la-gi-blog-nvc

Sổ hồng là gì? Mẫu sổ hồng mới nhất năm 2022

Sổ hồng là gì

Sổ Hồng là gì? sổ hồng là giấy tờ quan trọng nhất của nhà đất mà hầu như ai cũng biết. Tuy nhiên, khi nhắc đến Sổ hồng không phải ai cũng có thể hiểu chính xác bản chất của nó. Nhiều người bị nhầm lẫn giữa sổ hồng và sổ đỏ, ngay cả những người làm trong lĩnh vực nhà đất lâu năm.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải quyết những vấn đề mà bạn còn vướng mắc. Sổ hồng là gì? Sự khác nhau giữa sổ hồng và sổ đỏ? Hướng dẫn cách đọc thông tin ghi trên sổ hồng. Giúp bạn có cách hiểu đúng về sổ hồng theo quy định của pháp luật hiện hành. Ok cùng tìm hiểu nhé.

so-hong-nha-dat

Sổ Hồng Và Sổ Đỏ

Mẫu sổ hồng nhà đất

Sổ hồng và sổ đỏ là cách gọi dân gian của người dân được dùng để chỉ giấy chứng nhận về nhà đất dựa theo màu sắc. Luật đất đai và nhà ở qua các thời kỳ có sự thay đổi.

Trước ngày 10/12/2009 ban hành 2 loại giấy chứng nhận là Sổ HồngSổ Đỏ. Cụ thể như sau:

Mẫu sổ hồng mới nhất

Sau ngày 10/12/2009, khi nghị định 88/2009/NĐ-CP có hiệu lực.  Hai loại sổ trên đã hợp nhất thành 1 giấy chứng nhận mới được gọi là Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất, Quyền Sở Hữu Nhà Ở Và Tài Sản Khác Gắn Liền Với Đất. Được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Do Bộ Tài Nguyên – Môi Trường ban hành, có bìa màu hồng nên vẫn thường gọi là Sổ Hồng. Tuy hợp nhất thành 1 nhưng 2 loại sổ trên vẫn được sử dụng cho đến tận ngày nay, có giá trị pháp lý tương đương và không bắt buộc cấp đổi sang mẫu Sổ Hồng mới.

Tóm lại, sổ hồng là gì ? Sổ hồng là Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất, Quyền Sở Hữu Nhà Ở Và Tài Sản Khác Gắn Liền Với Đất cấp cho cá nhân, hộ gia đình, tổ chức sử dụng đất, sở hữu nhà ở, công trình xây dựng có đủ điều kiện. Đây là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

su-khac-nhau-giua-so-hong-va-so-do

Sự Khác Nhau Giữa Sổ Hồng Và Sổ Đỏ

Sổ đỏ khác sổ hồng thế nào

Như bạn đã biết, hiện nay có 3 loại giấy chứng nhận được lưu hành trong cả nước. Để bạn hiểu rõ hơn về bản chất từng loại, chúng tôi sẽ phân tích sự khác nhau và yếu tố được thể hiện bên trong giấy chứng nhận giúp bạn có thể dễ dàng phân biệt. Trong luật đất đai của nhà nước không có khái niệm “sổ đỏ” hoặc “sổ hồng”. Ở bài viết này mình xin được phép gọi “sổ đỏ”, “sổ hồng” để bạn đọc dễ hình dung.

Phân biệt sổ hồng và sổ đỏ

Sổ Đỏ: Đây là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là mẫu do bộ tài nguyên – môi trường ban hành. Những loại đất được cấp sổ đỏ gồm có: Đất Nông Nghiệp, Đất Lâm Nghiệp, Đất Nuôi Trồng Thủy Sản, Đất Phi Nông Nghiệp, Đất Giao Thông, Đất Làm Muối và Đất Ở Tại Nông Thôn.

Sổ Hồng Cũ: là sổ hồng được ban hành trước 10/2009. Đây là giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở mẫu do Bộ Xây Dựng ban hành. Sổ hồng này được cấp cho khu vực ở tại đô thị như thị trấn, thị xã, khu vực nội thành. Trên sổ thể hiện rõ:

  • Quyền sử dụng đất ở: bao gồm số tờ bản đồ, số thửa, loại đất, thời gian sử dụng..
  • Quyền sở hữu nhà ở: bao gồm diện tích xây dựng, diện tích sử dụng chung, diện tích sử dụng riêng, kết cấu nhà…

Sổ Hồng Mới: sổ hồng được ban hành từ 10/2009. Đây là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mẫu do Bộ Tài Nguyên – Môi Trường ban hành. Đây là giấy chứng nhận mới được hợp nhất từ “sổ đỏ” và “sổ hồng cũ” mà ngày nay chúng ta thường gặp nhiều nhất. Để hiểu chính xác hơn chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách đọc các thông tin bên trong “sổ hồng” này.

Bài viết Có Thể Bạn Quan Tâm:

  1. Nhà ở xã hội
  2. Quy hoạch 1/500 là gì

Hướng dẫn cách đọc thông tin ghi trên sổ hồng

Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất, Quyền Sở Hữu Nhà Ở Và Tài Sản Khác Gắn Liền Với Đất gồm có 1 tờ 4 trang, in nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen có nội dung như sau:

I. Người Sử Dụng Đất, Chủ Sở Hữu Nhà Ở Và Tài Sản Khác Gắn liền Với Đất

Trang 1: Thể hiện thông tin người đứng tên trên sổ. Sổ được cấp cho cá nhân, hộ gia đình hay tổ chức. Đây là thông tin quan trọng để xác định người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Bạn có thể xem chi tiết tại Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT.

so-do-la-gi

Xem thêm: Hồ sơ pháp lý là gì? Hồ sơ pháp lý dự án gồm những gì?

II. Thửa Đất, Nhà Ở Và Tài Sản Khác Gắn Liền Với Đất

Trang 2: Thể hiện thông tin thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Cụ thể như sau:

Thông Tin Thửa Đất Trên Sổ Hồng:

  • Thông Tin Thửa Đất: thể hiện số thửa, số tờ bản đồ
  • Địa Chỉ: địa chỉ đường/thôn, xã/phường, quận/huyện, tỉnh/thành phố.
  • Diện Tích: diện tích thửa đất
  • Hình thức sử dụng: sử dụng riêng hay chung, sử dụng riêng bao nhiêu, sử dụng chung bao nhiêu.
  • Mục đích sử dụng: đây là loại đất. Đất ở tại nông thôn hay đất ở tại đô thị.
  • Thời hạn sử dụng: Lâu dài hoặc có thời hạn. Sử dụng có thời hạn đối với đất vừa ở vừa kinh doanh như shophouse chung cư, officetel… còn lại là sử dụng lâu dài. Lưu ý, không có thời hạn sử dụng vĩnh viễn.
  • Nguồn gốc sử dụng: gồm có “nhà nước công nhận quyền sử dụng đất”, “nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất”, “nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất“, “nhận chuyển nhượng được nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất” và “được thuê“.

Thông Tin Nhà Ở Trên Sổ Hồng:

  • Địa chỉ nhà ở: địa chỉ đường/thôn, xã/phường, quận/huyện, tỉnh/thành phố.
  • Diện tích xây dựng: diện tích nhà được xây trên thửa đất.
  • Diện tích Sàn: tổng diện tích sàn được xây dựng
  • Kết Cấu: bê tông, mái tôn, gạch, gỗ…
  • Số tầng: Số tầng xây dựng
  • Cấp( hạng) nhà ở: cấp 1, cấp 2, cấp 3, nhà cấp 4…

Ngoài ra còn có những phần “công trình xây dựng khác”, “rừng sản xuất và rừng trồng”, “cây lâu năm” và phần “ghi chú” nếu có.

Bạn đang đọc bài viết: Sổ hồng là gì? Mẫu sổ hồng mới nhất năm 2021

giáy chung nhân quyên su dụng dat

III. Sơ Đồ Thửa Đất, Nhà Ở Và Tài Sản Khác Gắn Liền Với Đất

Ở trang 3 bạn có thể xem sơ đồ để xác định kích thước các cạnh, được ghi trực tiếp trên các cạnh hoặc căn cứ vào khoảng cách giữa các điểm.

  • Xác định được bản vẽ công trình được xây dựng trên thửa đất. Phần diện tích được sử dụng chung hoặc lối đi chung.
  • Xác định được hướng thửa đất: mũi tên quay lên là hướng Bắc, quay qua bên phải là hướng Đông. Bên trái hướng Tây và quay xuống là hướng Nam.

Ngoài ra, còn xem được thông tin quy hoạch của thửa đất. Căn cứ vào tọa độ trong sổ và sử dụng phần mềm có thể xem thông tin sổ có dính quy hoạch đường mở rộng… Bạn cần nắm rõ sổ hồng là gì để nắm được quy hoạch và tránh nếu đang có ý định giao dịch.

IV. Những Thay Đổi Sau Khi Cấp Giấy Chứng Nhận

Nằm cuối trang 3 và trang 4 là những thay đổi sau khi cấp giấy chứng nhận. Dựa vào thông tin thay đổi này bạn sẽ xác định được:

  • Thông tin đã thay đổi chủ sở hữu: có thể 1 hoặc vài lần để biết được miếng đất đã chuyển nhượng bao nhiêu lần.
  • Xác định xem sổ có bị hạn chế quyền chuyển nhượng. Xem sổ có nợ nghĩa vụ tài chính không? Nếu có không thể sang nhượng hoặc vay thế chấp ngân hàng..
  • Xác định thông tin thay đổi mục đích sử dụng đất, tình trạng nghĩa vụ tài chính bao gồm cả nợ thuế. Xác định thông tin đính chính giấy chứng nhận, tình trạng thế chấp làm tài sản đảm bảo…

Nhiều bạn cung xem: Hoàn công là gì? Hồ sơ hoàn công gồm những gì?

Làm Sổ Hồng Tốn Bao Nhiêu Tiền

Lệ Phí Làm Sổ Hồng là gì

Để làm sổ hồng bắt buộc bạn đóng các khoản phí, thuế sau đây:

  1. Lệ Phí Trước Bạ: Đây là phí phải đóng khi cho, tặng, chuyển nhượng hoặc cấp mới, lệ phí trước bạ là 0.5% trên giá trị chuyển nhượng hoặc giá trị quyền sử dụng đất.
  2. Thuế Thu Nhập Cá Nhân: 2% trên giá trị chuyển nhượng. Đây là thuế thu nhập cá nhân mà người bán phải chịu thuế. Tuy nhiên, đa phần được tính vào giá bán và người đóng thuế có thể là môi giới hoặc người mua theo thỏa thuận từ trước.
  3. Các loại phí địa chính bao gồm:
  •  Phí đo đạc, lập bản đồ địa chính, mức phí này không quá 2.000/m2.
  •  Phí thẩm định quyền sử dụng đất, mức phí này khống quá 7.000.000 vnd/ hồ sơ.
  •  Phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai, mức phí này không quá 350.000/ hồ sơ.

Ngoài ra, theo quy định tại thông tư mới nhất của Bộ Tài Chính về hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội Đồng Nhân Dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Mức phí được giới hạn với các trường hợp sau:

Đối với yêu cầu cấp mới: phí không quá 50.000vnd/ cấp mới hoặc cấp lại sổ hồng.

  • Chứng nhận đăng kí biến động về đất đai: mức phí không quá 30.000vnd/ 1 lần.
  • Trính lục bản đồ địa chính: không quá 20.000vnd/1 lần

Kết Luận

Trên đây là những thông tin có thể giúp bạn hiểu hơn về sổ hồng là gì? Cách phân biệt giữa sổ đỏ, sổ hồng cũ và sổ hồng mới. Cách đọc thông tin ghi trên sổ hồng. Hy vọng bài viết này hữu ích và giúp bạn hiểu sâu hơn về sổ hồng. Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn 24/7.

Xem ngay: Quy trình chuyển nhượng hợp đồng mua bán căn hộ

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Blog NVC
Địa chỉ: 485 Điện Biên Phủ – Phường 3 – Quận 3, TP.Hồ Chí Minh
Liên hệ:  0901 319 807
Email: [email protected]  Kiến thức nhà đất tổng hợp: tại đây

Từ khóa: Sổ hồng là gì, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tiếng anh. Sổ hồng tiếng anh là gì Sổ đỏ là gì, Sổ hồng nhà đất, Sổ hồng chung là gì. Sổ đỏ khác sổ hồng như thế nào, Sổ hồng chung. Sự khác nhau giữa sổ hồng và sổ đỏ, Mẫu sổ hồng nhà đất, Mẫu sổ hồng mới nhất. Hình ảnh sổ hồng, Phân biệt sổ hồng và sổ đỏ, Sổ hồng và sổ đỏ. Làm sổ hồng tốn bao nhiêu tiền, Làm sổ hồng cần những giấy tờ gì. Sang tên sổ hồng mất bao lâu, Thời gian cấp sổ hồng. Thủ tục xin cấp sổ hồng, cách xem sơ đồ thửa đất, cách đọc sổ đỏ. 

Loading

Hằng Nguyễn

0934 108 566