fbpx
Ý niệm là gì? “ý niệm tuyệt đối” trong triết học Hêgen 1

Ý niệm là gì? “ý niệm tuyệt đối” trong triết học Hêgen

Bài viết Ý niệm là gì? “ý niệm tuyệt đối” trong triết học Hêgen thuộc chủ
đề về Tử Vi Phong
Thủy
thời gian này đang được rất nhiều bạn quan tâm đúng không
nào !! Hôm nay, Hãy cùng Https://blognvc.com/ tìm hiểu Ý niệm là gì? “ý niệm tuyệt đối” trong triết học Hêgen trong bài
viết hôm nay nhé ! Các bạn đang xem nội dung : Ý niệm là gì? “ý niệm tuyệt đối” trong triết học Hêgen

Clip về Ý niệm là gì? “ý niệm tuyệt đối” trong triết học Hêgen

[add_mota]

ý niệm là gì?

Ý niệm Sự hiểu biết, nhận thức bước đầu về sự vật, sự việc, quan hệ, quá trình nào đó. Những ý niệm ban đầu về sự vật.

ý niệm tuyệt đối” trong triết học Hêgen

1. Khái quát về chủ nghĩa duy tâm của Hêgen

Hêgen (1770 – 1881) là đại biểu vĩ đại nhất của triết học cổ điển Đức, đỉnh cao của triết học tư sản và của chủ nghĩa duy tâm thế kỷ XIX. Có nhiều người cho rằng triết học Hêgen là duy tâm, trừu tượng, thần bí, khó hiểu, và do đó không có giá trị gì, chỉ là “đồ bỏ đi”. Họ coi khinh Hêgen, phê phán triết học Hêgen vì tính chất duy tâm của nó. Rất bực mình và phản đối điều đó, Mác đã cộng khai tuyên bố mình là đồ đệ của Hêgen, thậm chí còn “thích dùng lối diễn đạt đặc trưng của Hêgen” (Lời tựa bộ “Tư bản”).

Khái niệm là gì? So sánh khái niệm và định nghĩa? Ví dụ?

Lênin, trong “Bút ký triết học”, nói rằng có nhiều loại chủ nghĩa duy vật cũng như nhiều loại chủ nghĩa duy tâm, và khẳng định: “Chủ nghĩa duy tâm thông minh gần vớichủ nghĩa duy vật thông minh hơn chủ nghĩa duy vật ngu xuẩn”.

xem thêmXem thêm: Chấp Niệm Là Gì

Vả lại, trước Mác, nhưng nhà triết học nổi tiếng là duy vật của thế kỷ XVII – XVIII ở Anh và ở Pháp cũng vẫn chỉ là duy vật nửa vời “duy vật một nữa”, nghĩa là chỉ duy vật trong lĩnh vực tự nhiên, còn trong lĩnh vực xã hội thì họ cũng duy tâm. Hơn nữa, họ lại siêu hình, không lý giải được nguồn gốc, sự vận động và sự phát triển của thế giới khách quan. Chính đó là một lý do quan trọng làm cho chủ nghĩa duy vật thếkỷ XVII – XVIII bị chủ nghĩa duy tâm của triết học Đức phủ định.

xem thêmCó thể bạn quan tâm: Tín niệm là gì

Triết học Hêgen là một thứ “chủ nghĩa duy tâm thông minh”, có những “hạt nhân hợp lý” và rất có giá trị, trở thành một trong những tiền đề trực tiếp của chủ nghĩa Mác, được các học giả và các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin đánh giá rất cao.

Nhiếp ảnh ý niệm là gì? Có gì hay và thú vị - ThaoLEE

Plêkhanốp, một người có học vấn uyên bác, từng được Lênin tôn làm thầy, đã đánh giá Hêgen:”Chắc chắn sẽ mãi mãi được dành một trong những địa vị cao quí nhất trong lịch sử tư tưởng của nhân loại. Trong các khoa học mà người Pháp gọi là “khoa tinh thần và chính trị”, không có một khoa học nào là không chịu ảnh hưởng mãnh liệt và rất phong phú của thiên tài Hêgen: “Phép biện chứng, logic học, luật học, mỹ học, lịch sử triết học và tôn giáo – tất cả những khoa học đó đều có một hình thức mới nhờ sự tác động của Hêgen.

2. Thành tựu của triết học Hêgen

Hêgen đã để lại cho nhân loại một di sản triết học khổng lồ với những tư tưởng cực kỳ phong phú và sâu sắc. Ông từng nói:”Cái triết học mới nhất của một thời đại là kết quả của hết thẩy các triết học đã có từ trước và phải bao gồm những nguyên lý của tất cả những triết học đó”. Chính ông đã thực hiện xuất sắc yêu cầu đó với việc phân tích, phê phán các trào lưu triết học, các triết gia trước ông và cùng thời với ông. Hệ thống triết học của Hêgen đã bao quát nhiều lĩnh vực và phát triển nhiều tư tưởng phong phú và đặc sắc, có ý nghĩa vạch thời đại. Vì vậy, Ph.Ăngghen đã khẳng định:”Nếu không có triết học Đức mở đường, đặc biệt là nếu không có triết học Hêgen, thì chủ nghĩa xã hội khoa học Đức – chủ nghĩa xã hội khoa học duy nhất chưa hề có từ trước đến nay, sẽ không bao giờ được xây dựng nên”.

Khái niệm là gì? Tìm hiểu thêm về từ khái niệm.

Hêgen là nhà triết học duy tâm theo trường phái chủ nghĩa duy tâm khách quan, hay chủ nghĩa duy tâm tuyệt đối. Như Lênin nhận xét, Hêgen tin tưởng và nghĩ một cách nghiêm túc rằng chỉ có chủ nghĩa duy tâm mới là triết học, bởivì triết học là khoa học về tư duy, cái chung, mà cái chung tức là tư tưởng. ông cho rằng, cơ sở của hết thảy mọi sự vật tồn tại, cái bản chất sâu sắc nhất của thế giới không phải là ý thức cá nhân, là “cái tôi” chủ quan, mà là một ý thức nói chung nào đó rất “khách quan”, tồn tại độc lập với con người, có trước tự nhiên và có trước loài người, luôn luôn vận động và biến đổi được ông gọi là “ý niệm tuyệt đối”.

3. Vị trí của “ý niệm tuyệt đối” trong triết học Hêgen

Có thể nói, toàn bộ triết học của Hêgen xoay quanh phạm trù ý niệm tuyệt đối và sự vận động của ý niệm tuyệt đối trong hệ thống triết học đồ sộ của ông được trình bày theo kiểu “suy lý ba bước” (tam đoạn luận).

xem thêmNhiều bạn cũng xem: Thiền Chánh Niệm

Hêgen cho rằng, ý niệm tuyệt đối là cái có trước tất cả mọi cái. Do có mâu thuẫn bên trong nên ý niệm tuyệt đối có sự tự vận động từ thấp lên cao, trải qua sự phát triển, thông qua các khái niệm, rồi lại trở về với nó với một sự phong phú hơn (logic học). Do có sự vận động và chuyển hoá, nên ý niệm tuyệt đối trở thành cái khác nó (tha hoá), đối lập với nó, tức là giới tự nhiên (triết học về tự nhiên). Ý niệm tuyệt đối tiếp tục vận động về với bản thân mình trong đời sống có ý thức của cá nhân con người và xã hội loài người và sự hoàn thành sự vận động của nó, đạt tới đỉnh cao nhất trong hệ thống triết học Hêgen (triết học về tinh thần).

Khái niệm về kiến thức điều bạn cần nên biết - ODOO Việt Nam

Hêgen rất ưa thích và đề cao lối suy lý ba bước. Ông cho rằng mọi cái có lý tính đều là một suy lý ba bước: một cái chung liên hệ với cái đơn nhất thông qua cái riêng. Tuy nhiên, ông cũng phân biệt sự suy lý (tư duy) về sự vật với bản thân sự vật, cho rằng sự vật không phải là một chỉnh thểgồm ba mệnh đề. Và ông rất phản đối suy lý ba bước theo kiểu “hình thức vô ích” làm cho người ta buồn chán như ví dụ ông nêu ra: “Tất cả mọi người đều chết, Cai-i là một người, vậy Cai-i cũng chết”.

4. Khái quát về “ý niệm tuyệt đối” triết học Hêgen

Trong hệ thống triết học lập luận theo lối “suy lý ba bước”, Hêgen đã trình bày về sự vận động và biến hoá của ý niệm tuyệt đối một cách rất tư biện, nghĩa là không làm cho ý niệm phù hợp với sự vật mà trái lại, làm cho sự vật phù hợp với ý niệm… Ông cho rằng “tồn tại” là tính quy định thứ nhất của ý niệm tuyệt đối. “Tồn tại” ở đây không phải là thế giới vật chất, cũng không phải là sự phản ánh của thực tai vào ý thức con người, mà là khái niệm trừu tượng của tồn tại, tức là “tồn tại thuần tuý”. Tồn tại thuần tuý là tồn tại không có tính quy định nào, không cần một tiền đề nào, không có bất cứ một nội dung nào, không phải là sản phẩm của bất kỳ một sự trung gian nào nghĩa là đồng nhất với hư vô thuần tuý. “Tồn tại thuần tuý và hư vô thuần tuý là cùng một cái” là không có gì. Không có gì nhưng vẫn là một cái gì (cũng như số 0 vẫn là một cái gì khi phân biệt với những số khác). TheoHêgen, tồn tại thuần tuý chính là cái đang bắt đầu. “Cái đang bắt đầu là chưa tồn tại, nó chỉ hướng tới sự tồn tại…một sự không tồn tại mà cũng đồng thời là sự tồn tại”(?). Như vậy là khái niệm “tồn tại thuần tuý”đã chứa đựng mâu thuẫn trong bản thân nó, vì nó bao hàm hai mặt đối lập là tồn tại và hư vô và là sự thống nhất của tồn tại và hư vô. Do có mâu thuẫn mà nó vận động, và vận động đến mức nào đó thì dẫn đến sinh thành, tức là chuyển hoá thành một thứtồn tại khác. “Tồn tại khác” này có tính quy định, không còn là “tồn tại thuần tuý” hay “hư vô” nữa, mà đã là một cái gì đó có “chất”, có “lượng”, được thống nhất ở trong “độ” (chú ý: chất, lượng, độ ờ đây không phải là chất, lượng, độ của sự vật mà là các khái niệm chất, lượng).

SOCIOLOGY HUE

Ý niệm tuyệt đối khi đạt tới “độ” thì nhận được một sự quy định mới, sâu sắc hơn và cụ thể hơn, đó là khái niệm “bản chất”. Trong học thuyết về bản chất, Hêgen đã đưa ra và phân tích nhiều khái niệm quan trọng như: bản chất, hiện tượng, bề ngoài, hiện thực quy luật… và nói về mối liên hệ giữa các phạm trù: quy luật và bản chất, quy luật và hiện tượng, bản chất và hiện tượng, bản chất và bề ngoài, bề ngoài và hiện tượng, khẳng định vả phủ định, tất nhiên và ngẫu nhiên, khả năng và hiện thực, tự do và tất yếu’ nguyên nhân và kết quả… Hêgen đã trình bày nhiều vấn đề quan trọng của phép biện chứng, đặc biệt là về mâu thuẫn. Ông coi mâu thuẫn là phổ biến, là nguồn gốc và cơ sở của vận động, là nguyên lý của sự phát triển. Ông khẳng định: “Tất cả mọi vật đều có tính chất mâu thuẫn trong bản thân nó…Mâu thuẫn là nguồn gốc của tất cả mọi vận động và của tất cả mọi sức sống, chỉ trong chừng mực một vật chứa đựng trong bản thân nó một mâu thuẫn, thì nó mới vận động, phải có xung lực và hoạt động”.

5. Ý niệm tuyệt đối là phạm trù xuất phát và trung tâm của triết học Hêgen

Một người uyên bác và vĩ đại như Lênin, khi nghiên cứu triết học Hêgen nhiều lúc cũng phải thốt lên: “thần bí”, “cực kỷ khó hiểu và có lúc đã nói đùa: “Biện pháp làm nhức đầu tốt nhất là đọc triết học Hêgen”. Nghiên cứu triết học Hêgen đương nhiên là phải đụng đến phạm trù “ý niệm tuyệt đối” đầy bí hiểm. Vì vậy, trong bước đầu tìm hiểu triết học Hêgen, tôi cung mạnh dạn nêu lên mấy nhận thức còn thô thiển của mình về ý niệm tuyệt đối của ông:

xem thêmXem ngay: tâm niệm nghĩa là gì

Ý niệm tuyệt đối là “khái niệm thíchhợp”, có tính chân lý khách quan. TheoHêgen, ý niệm tuyệt đối hay ý niệm trước hết là khái niệm, song không phải mọi khái niệm đều là ý niệm. Ông phân biệt ý niệm với khái niệm và cho rằng ý niệm cao hơn khái niệm: “Khái niệm chưa phải là khái niệm (cái) cao nhất, cái còn cao hơn nứa là ý niệm”. Khái niệm khi phát triển thành khái niệm thích hợp thì trở thành ý niệm. Như vậy, cái “cao hơn” của ý niệm so với khái niệm chính là sự “thích hợp”, tức là sự phù hợp, sự thống nhất giữa khái niệm và tính khách quan. Khái niệm phát triển thành khái niệm thích hợp, trở thành ý niệm, thì chính là chân lý: “Y niệm là chân lý, vì chân lý là sự phù hợp giữa tính khách quan và khái niệm”.

Đổi Mới Và Khái Niệm Tư Duy Mới Lạ Hình minh họa Sẵn có - Tải xuống Hình ảnh Ngay bây giờ - Biểu tượng - Đồ thủ công, Cái đầu, Giải pháp - iStock

Ý niệm tuyệt đối cũng là hiện thực, hay nói cách khác, hiện thực là “tồn tại khác” của ý niệm. Hêgen đã khẳng định một cách hết sức duy tâm: “Thế giới là tồn tại khác của ý niệm…”. Mọi hiện thực chỉ là hiện thực trong chừng mực nó chứa đựng và biểu hiện ý niệm. Đối tượng, thếgiới chủ quan và thế giới khách quan không những chỉ phải phù hợp nói chung với ý niệm, mà chính bản thân chúng là sự phù hợp của khái niệm và thực tại, thực tại mà không phù hợp với khái niệm thì chỉ là hiện tượng, chủ quan, ngẫu nhiên, tuỳ tiện, nghĩa là không phải chân lý. Toàn bộ hiện thực, dù là cái phổ biến, cái đơn nhất hay cái đặc thù, đều là những biểu hiện khác nhau về phạm vi và mức độ của ý niệm tuyệt đối. Toàn bộ hiện chực cũng là ý niệm, tồn tại đơn nhất chỉ là một mặt nào đó của ý niệm , ý niệm còn cần đến hiện thực khác như là tồn tại đặc thù.

xem thêmThiền Tứ Niệm Xứ

Ý niệm tuyệt đối là “cái phổ biến”, là một hình thức bao hàm và quy tụ nhiều nội đung phong phú, được thể hiện ở mọi đối tượng, nhưng mỗi đối tượng lại nhận thức không giống nhau. Hêgen nói rằng ý niệm tuyệt đối là cái phổ biến, là những chân lý mà cả ông già và đứa trẻ con đều nói, nhưng đối với ông già, những chân lý này có ý nghĩa của cả cuộc đời ông, còn đối với đứa trẻ thì chỉ có nghĩa là một cái gì đó mà ngoài cái đó ra còn có cả một cuộc đời và tất cả vũ trụ. “Giống như cùng một câu cách ngôn luận lý, nếu do một thanh niên nói ra, tuy anh ta hiểu nó hoàn toàn đúng đắn, thì lại không có cùng một tầm rộng như khi câu đó xuất phát từ miệng một người từng trải việc đời và khi nói câu đó, người này nói lên toàn bộ sức mạnh của nội dung của nó”.

Minh Họa Biểu Tượng Vector Với Khái Niệm Ý Tưởng Đổi Mới Sáng Tạo Cho Kinh Doanh Công Nghệ Hình minh họa Sẵn có - Tải xuống Hình ảnh Ngay bây giờ -

Ý niệm tuyệt đối là quá trình, là phép biện chứng. Theo Hêgen, phép biện chứng không ở trong lý trí của con người mà ở trong hiện thực khách quan, tức là ở trong “ý niệm tuyệt đối”. Ý niệm, vời tư cách là quá trình, trải qua ba giai đoạn trong sự phát triển của nó, ý niệm tuyệt đối chứa đựng mâu thuẫn, chứa đựng cái phủ định của chính nó, vận động từ nội dung này đến nội dung khác, từ đơn giản đến phức tạp, do đó, ý niệm tuyệt đối là sự sống vĩnh viễn. Chính bản thân ý niệm là phép biện chứng, đã luôn luôn tách rời và phân biệt, cái đồng nhất vớicái khác nhau, cái chủ quan với cái khách quan, cái hữu hạn với cái vô hạn, linh hồn với thân thể và cũng chỉ vì vậy mà ý niệm là sự sáng tạo vĩnh viên, là sự sống vĩnh viễn và tinh thần vĩnh viễn.

Các câu hỏi về ý niệm là gì

Nếu có bắt kỳ câu hỏi thắc mắt nào vê ý niệm là gì hãy cho chúng
mình biết nhé, mõi thắt mắt hay góp ý của các bạn sẽ giúp mình cải
thiện hơn trong các bài sau nhé <3 Bài viết ý niệm là gì ! được
mình và team xem xét cũng như tổng hợp từ nhiều nguồn. Nếu thấy bài
viết ý niệm là gì Cực hay ! Hay thì hãy ủng hộ team Like hoặc
share. Nếu thấy bài viết ý niệm là gì rât hay ! chưa hay, hoặc cần
bổ sung. Bạn góp ý giúp mình nhé!!

Các Hình Ảnh Về ý niệm là gì

Đổi Mới Và Khái Niệm Tư Duy Mới Lạ Hình minh họa Sẵn có - Tải xuống Hình ảnh Ngay bây giờ - Biểu tượng - Đồ thủ công, Cái đầu, Giải pháp - iStock

Các hình ảnh về ý niệm là gì đang được Blog NVC Cập nhập. Nếu các
bạn mong muốn đóng góp, Hãy gửi mail về hộp thư [email protected].
Nếu có bất kỳ đóng góp hay liên hệ. Hãy Mail ngay cho tụi mình nhé

Tham khảo tin tức về ý niệm là gì tại WikiPedia

Bạn có thể xem thêm thông tin chi tiết về ý niệm là gì từ trang
Wikipedia tiếng Việt.◄
Tham Gia Cộng Đồng Tại

💝 Nguồn Tin tại: https://blognvc.com/

💝 Xem Thêm Chủ Đề Liên Quan tại : https://blognvc.com/blog/

[serp_addcat]

KEY: Ý niệm là gì

Loading

Hằng Nguyễn

0934 108 566