Dù đã xuất hiện ở Việt Nam từ lâu, nhưng những căn hộ shophouse vẫn đang khuấy đảo thị trường bất động sản. Vậy shophouse là gì và tại sao nó lại nóng đến vậy?
Xuất hiện từ những năm 1998 ở Sài Gòn, được biết đến với cái tên là nhà phố thương mại, xong những căn hộ shophouse trải qua thời gian vẫn giữ nguyên được độ nóng của nó. Ngày nay, các căn hộ shophouse ngày càng trở nên “nóng” hơn bao giờ hết, một lần nữa, shophouse quay trở lại và khuấy động một lần nữa thị trường bất động sản. Vậy shophouse là gì, tại sao nó lại nóng đến vậy, và nên đầu tư shophouse như thế nào để từ một vốn có thể thu lại được đến bốn lời?
1. Căn hộ Shophouse là gì
Kiến trúc shophouse thường bao gồm hai phần. Tầng trệt được dùng làm nơi buôn bán, giao thương, còn tầng lầu là nơi sinh hoạt của chủ nhà. Kiến trúc shophouse đặc biệt bị ảnh hưởng bởi kiến trúc của các căn nhà trong các đô thị cổ ở khu vực Đông Nam Á, trong đó tiêu biểu là Việt Nam.
Xem thêm: apartment complex
Tuy không phải là một kiểu kiến trúc mới, xong gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của các trung tâm thương mại, shophouse bất ngờ tạo lên một cơn sốt trong thị trường bất động sản nhờ vào tính đa dụng, thiết kế thông minh, phù hợp với nhiều đối tượng và mục đích sử dụng.
2. Giải mã sức nóng của các căn hộ shophouse
Shophouse chinh phục các nhà đầu tư nhờ những tính năng ưu việt, khả năng tối ưu hóa dòng tiền (vừa có thể cho thuê tầng trệt để kinh doanh, tầng lầu có thể cho thuê làm nhà ở – các căn shophouse for rent). Tuy nhiên đó chỉ là một trong những ưu điểm nổi trội của các căn hộ shophouse.
Bài viết hay: Đất thổ cư là gì? thủ tục lên đất thổ cư mới nhất
2.1. Ưu điểm của các căn hộ shophouse là gì
Vị trí đẹp: Không thể phủ nhận vị trí đắc địa chính là ưu điểm lớn và dễ thấy nhất ở các căn hộ shophouse. Vị trí địa lý là chìa khóa sinh lời cho các nhà đầu tư bất động sản. Một vị trí đẹp là nhân tố quan trọng lý giải cho độ nóng của các căn shophouse. Với đặc điểm sử dụng dùng để kinh doanh, các căn shophouse thường được ưu tiên đặt ở những vị trí đẹp nhất trong các khu trung tâm thương mại. Với lợi thế này, nhận định mỗi tấc shophouse là một tấc vàng là không hề nói quá bởi khả năng sinh lời cực kì khủng khiếp đến từ bất động sản này.
Số lượng giới hạn: Ngoài ưu thế được đặt tại các vị trí đẹp, dễ gây chú ý, các căn hộ shophouse còn hiếm bởi chúng được xây với số lượng rất hạn chế. Shophouse được xây ra với mục đích phục vụ dân cư trong các dự án, chính vì thế, các chủ thầu thường giới hạn số lượng các căn shophouse ở mức 2%. Chính vì lẽ đó, những căn hộ shophouse thật sự là những tài sản có giá trị.
Xem ngay: Căn hộ Dual Key là gì? 5 Mẫu Thiết Kế Căn Hộ Dual Key Đẹp
Có tính thanh khoản cao: Tính thanh khoản (hay tính lỏng của tài sản) được định nghĩa là khả năng chuyển đổi thành tiền mặt của những tài sản lớn và có giá trị. Khác với những căn biệt thự nghỉ dưỡng hay những căn condotel rất “khó bán”, những căn shophouse lại “rất lỏng” trên thị trường bất động sản bởi các nhà đầu tư luôn sẵn sàng bỏ tiền mua một tài sản có khả năng sinh lời vượt trội như thế. Tại một vài dự án lớn, chủ đầu tư sẵn sàng bỏ tiền mua lại căn hộ shophouse với mức giá hơn 100% so với giá bán ra. Cũng chính vì lý do này mà rất khó để tìm mua một căn shophouse qua các sàn giao dịch bất động sản.
Khả năng sinh lời cao, dòng tiền đều và ổn định: theo thống kê, đầu tư vào shophouse mang lại lợi nhuận trung bình từ 10 – 15%/năm. Con số này là rất lớn so với tỷ suất lợi nhuận 5.5% đến từ việc gửi tiết kiệm ngân hàng hay mua các trái phiếu chính phủ, ngân hàng với tỷ suất hoàn vốn chỉ xấp xỉ 6.5% sau khi đã trừ thuế và lạm phát. Nếu bạn là một nhà đầu tư an toàn, ngại các rủi ro đến từ thị trường ngoại hối và thị trường chứng khoán đầy biến động (những thị trường được các giáo sư hàng đầu Việt Nam nhận định là rất “khó xơi”) thì đầu tư vào căn hộ shophouse là một sự lựa chọn khôn ngoan.
Có thể bạn quan tâm: kt3 là gì? thủ tục đăng ký kt3 mới nhất
2.2. Nhược điểm của các căn hộ shophouse
- Vốn đầu tư cao: Đây là một trong những chướng ngại lớn nhất của các nhà đầu tư khi tiếp cận với shophouse. Phần đa, các căn shophouse đều có mức giá đầu tư rất lớn, điều này hoàn toàn có thể lý giải dựa trên vị trí địa lý và khả năng sinh lời của bất động sản này.
- Quyền sở hữu: Khi mua các căn hộ shophouse thường các chủ đầu tư chỉ có quyền sở hữu trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 50 năm), chính vì vậy, khi mua shophouse, bạn cần chú ý đến những điều khoản đi kèm để tránh những rắc rối không đáng có liên quan đến vấn đề pháp luật.
3. Cơ hội và thách thức
3.1. Cơ hội
Việt Nam là một quốc gia có nhiều đô thị tiềm năng và tốc độ đô thị hóa nhanh, đây chính là một cơ hội hết sức rõ ràng cho các nhà đầu tư bất động sản có ý định đầu tư vào các căn hộ shophouse. Sự phát triển nhanh của các đô thị khiến mật độ dân cư gia tăng ở các thành phố lớn cùng dân số trẻ và mức thu nhập trung bình gia tăng nhanh chóng khiến cho mô hình các trung tâm thương mại, khu chung cư cao cấp trở nên phát triển. Trong bối cảnh ấy, shophouse là một đầu tư ít rủi ro nhưng mang lại những khoản lợi nhuận khổng lồ.
Càng ngày, các chủ thầu càng tạo nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư tiếp cận với shophouse, một vài dự án bất động sản cho phép các nhà đầu tư được quyền trả góp lên đến 80% giá trị căn hộ shophouse của mình. Cuối kì, họ còn sẵn sàng mua lại những căn shophouse từ nhà đầu tư với mức giá cao.
Dưới những tác động thuận lợi của các nhân tố xã hội, thật sự rất dễ lý giải lí do tại sao các căn hộ shophouse lại có thể khuấy động thị trường bất động sản đầu tư, lần lượt qua mặt các bất động sản “béo bở” khác như condotel, biệt thự nghỉ dưỡng, hay các căn homestay.
3.2. Thách thức
Ngoài những cơ hội to lớn, nhà đầu tư còn phải đứng trước rất nhiều thách thức. Đầu tiên đến từ rủi ro đạo đức của các bẫy thanh khoản và giá trị ảo. Hãy tỉnh táo trước những con số, những báo cáo ảo với tỷ suất lợi nhuận cao bất thường, và những lời mời chào đường mật sẽ là những cạm bẫy ngọt ngào đối với các nhà đầu tư “tay mơ”. Hãy cân nhắc đến những giá trị thật của shophouse đem lại.
Có thể bạn quan tâm: Apartment là gì? Apartment complex là gì? Apartment Building là gì?
Lợi thế đặc biệt của những căn nhà phố thương mại nằm ở việc chúng có một vị trí thuận lợi trong một khu dân cư đông đúc. Mật độ dân cư chính là mấu chốt của nguồn lợi nhuận đến từ những căn shophouse, vì thế, việc đầu tư vào căn shophouse sẽ khá mạo hiểm nếu như các nhà đầu tư chưa nắm chắc được “đường cầu” của thị trường.
Cuối cùng, việc cạnh tranh tại các căn shophouse rất ít, xong không phải là không tồn tại. Để đầu tư hiệu quả và trở thành một nhà đầu tư thông thái, bạn cần tỉnh táo trước những mức giá được “thổi phồng” bởi những “cò mồi” hay những quảng cáo và môi giới không chuyên nghiệp.
Xem ngay: Đăng bộ là gì
4. Hướng đi nào cho các nhà đầu tư
Dẫu phải đối mặt với nhiều thách thức, xong những căn hộ shophouse vẫn luôn là một thị trường đầu tư tiềm năng và an toàn dành cho các nhà đầu tư vào lĩnh vực bất động sản. Để tránh những rủi ro không đáng có, trước tiên, bạn cần tham khảo thông tin từ nhiều nguồn, theo dõi các báo cáo tài chính, tổng hợp, thống kê,… để tìm ra được thị trường tiềm năng nhất.
Thêm vào đó, việc lựa chọn một công ty môi giới uy tín cũng là hết sức quan trọng bởi nó sẽ giảm tối đa lựa chọn ngược đến từ cả phía người mua và người bán. Cuối cùng, để đầu tư có lời, bạn cần có đánh giá tỉnh táo trước những tiềm năng của tài sản đầu tư, đứng dưới nhiều góc độ để thấy rõ được khả năng sinh lời. Xét cho cùng, shophouse vẫn là một thị trường tiềm năng, chắc chắn sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai, có rất nhiều lý lẽ để tin vào “sức nóng” ấy, và chắc chắn rằng, mô hình shophouse vẫn còn có thể khuấy động thị trường bất động sản đầu tư trong một khoảng thời gian dài nữa!
Tổng hợp bài viết hay về bất động sản: Kiến thức nhà đất
Bài viết trên đây hy vọng đã giúp bạn phần nào giải quyết được thắc mắc shophouse là gì, tại sao shophouse lại trở nên “nóng” như vậy bất chấp những bất ổn về kinh tế suốt thời gian qua, và tiềm năng đầu tư của tài sản này. Bạn đang có ý định đầu tư căn hộ shophouse, đừng ngần ngại hãy gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn đầu tư tốt nhất. Hotline: 0901.319.807.
Các câu hỏi về Shophouse
Có mấy loại shophouse?
Dựa trên Luật đầu tư 2014, shophouse được chia làm 2 loại cơ bản là: shophouse khối đế của tòa nhà chung cư và shophouse liền kề. Shophouse khối đế (hay là chân đế) là loại căn hộ được thiết kế tại tầng đế các tòa chung cư, thường từ tầng 1 – tầng 5, có thời hạn sử dụng trong vòng 50 năm.
Shophouse có sổ đỏ không?
Shophouse được cấp Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng) và đây cũng là điều kiện phải có khi chuyển nhượng cho người mua, nếu không Giấy chứng nhận sẽ không được chuyển nhượng, tặng cho.
Shophouse có được ở không?
Thực tế shophouse đang được các chủ đầu tư quảng cáo trên thị trường là phần căn hộ có mục đích làm thương mại dịch vụ văn phòng công ty, được phép đăng ký kinh doanh nhưng không có chức năng để ở.
Xem ngay: Coworking Space là gì? Ưu điểm vượt trội mô hình Co-working
keyword: shophouse là gì, shophouse là gì, căn hộ shophouse là gì, căn shophouse là gì, shophouse nghĩa là gì, căn shophouse la gì, shop house là gì, nhà shophouse là gì