Những người quan tâm đến bất động sản cần biết cách nhận biết các loại đất để không vướng vào các rắc rối pháp lí không đáng có. Cùng Blog NVC tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!
Cơ sở để xác định loại đất, Cách nhận biết các loại đất
Việc phân loại đất sẽ tuân theo quy định tại Điều 11 của Luật đất đai năm 2013. Trong đó, luật quy định việc xác định các loại đất sẽ theo một trong bốn căn cứ sau đây:
- Việc phân loại các loại đất sẽ được ghi rõ ràng và cụ thể trong sổ hồng hoặc sổ đỏ. Đối với giấy tờ được cấp trước ngày 10/12/2009 được gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở. Còn trở về sau thì mọi người sẽ sử dụng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để làm căn cứ xác định loại đất mình đang nắm giữ.
- Trong trường hợp chưa được cấp các loại Giấy chứng nhận ở mục 1 thì có thể căn cứ vào Giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 100 của Luật này để làm căn cứ xác định loại đất.
- Đối với trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận quy định ở khoản 1 Điều này, người dân có thể căn cứ vào quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Trong trường hợp không có giấy tờ quy định tại 3 mục nêu trên thì việc xác định đất thuộc loại gì sẽ được thực hiện theo quy định của Chính phủ
Như vậy, nhìn chung việc phân loại đất sẽ phụ thuộc vào quy định của cơ quan nhà nước và người dân có 4 cách để nhận biết tài sản mình đang sở hữu thuộc nhóm đất gì.
Phân loại các nhóm đất trong hệ thống pháp luật Việt Nam
Vẫn theo quy định của Luật đất đai 2003 cho biết, tùy vào mục đích sử dụng mà đất ở Việt Nam được phân thành 3 nhóm chính gồm nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng.
Xem thêm: hệ số sử dụng đất quy định ở đâu
Nhóm đất nông nghiệp
Nhóm đất nông nghiệp sẽ bao gồm 8 loại đất phổ biến, gồm các loại đất sau đây:
- Đất trồng cây hàng năm, gồm các loại đất sau: đất trồng lúa, đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác
- Đất trồng cây lâu năm
- Đất rừng sản xuất
- Đất rừng phòng hộ
- Đất rừng đặc dụng
- Đất nuôi trồng thủy sản
- Đất làm muối
- Đất nông nghiệp khác. Các loại đất này Ví dụ như đất dùng để xây nhà kính hoặc các loại nhà khác nhưng vẫn phục vụ cho mục đích trồng trọt, chăn nuôi hoặc học tập, nghiên cứu thí nghiệm ươm tạo cây giống.
Xem ngay: Hồ sơ pháp lý là gì? Hồ sơ pháp lý dự án gồm những gì?
Nhóm đất phi nông nghiệp
Theo Luật đất đai 2013, thông tư 28/2014/TT-BTNMT quy định nhóm đất phi nông nghiệp sẽ bao gồm 10 loại, gồm các loại đất sau đây:
- Đất ở. Loại đất này thường được chia thành đất ở tại nông thôn và đất ở tại đô thị
- Đất được dùng để xây dựng trụ sở cơ quan hay các công trình sự nghiệp
- Đất phục vụ cho các mục đích quốc phòng, an ninh
- Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất xây dựng khu công nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm
- Đất phục vụ mục đích công cộng, bao gồm đất giao thông, thủy lợi; đất xây dựng các công trình văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục vụ lợi ích cộng đồng; đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh hoặc dùng để xây dựng các công trình công cộng khác theo quy định của Chính phủ
- Đất do các cơ sở tôn giáo sử dụng
- Đất có công trình là nhà thờ họ, đình, đền, miếu, am hay từ đường.
- Đất được sử dụng để xây nghĩa địa, nghĩa trang.
- Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng
- Đất phi nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ
Xem thêm: Đất nền là gì? Phân loại Và 9 lưu ý khi đầu tư đất nền
Nhóm đất chưa sử dụng
Nhóm đất chưa sử dụng là các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng hoặc chưa có đủ điều kiện để phân loại vào mục đích nông nghiệp và phi nông nghiệp. Đất cũng chưa được xác định là đất khu dân cư nông thôn, đô thị. Ngoài ra, Nhà nước chưa trao quyền sử dụng lâu dài loại đất này cho bất kỳ tổ chức, hộ gia đình và cá nhân nào.
Trên đây là những thông tin liên quan đến cách nhận biết các loại đất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Hy vọng, bài viết này hữu ích giúp bạn đọc có thêm kiến thức để phân biệt các loại đất dễ dàng hơn.
=> Chuyên Mục: Kinh Doanh Bất Động Sản
=> Xem thêm Kiến Thức Động Sản hữu ích khác tại: https://blognvc.com/kien-thuc-bat-dong-san/
KEY: phân biệt các loại đất, các loại đất trong bất động sản, các loại đất trong bds, các loại đất bất động sản, các loại đất ở việt nam, các loại đất trên sổ đỏ, cách nhận biết các loại đất, các loại đất, có bao nhiêu loại đất, cách phân biệt các loại đất, cac loai dat, phân loại đất, các loại đất trồng bất động sản, tên các loại đất ở việt nam, phan loai dat, có bao nhiêu loại đất trong sổ đỏ, các loại đất trong sổ đỏ, loại đất, các loại nhà đất, các loại đất nông nghiệp, có những loại đất nào, phân loại bất động sản, có mấy loại đất.